Manulife có kết hợp SCB chiếm đoạt tiền gửi tiết kiệm của khách hàng không?

Mấy ngày gần đây, một số Khách hàng của Manulife lo lắng về vấn đề này, nên có gọi điện, nhắn tin trao đổi với Hương. Với số lượng khách hàng đông đảo, Hương xin trình bày một số thông tin đứng từ góc độ cá nhân như sau:

Khách hàng tới SCB gửi tiết kiệm và được mời gói tiết kiệm lãi suất cao, giờ muốn rút tiền ra không được, vì thực tế là đã tham gia hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ (BHNT).

Ở đây có 3 vấn đề:

1. Đánh tráo khái niệm giữa gửi tiết kiệm và tham gia BHNT.

Gửi tiết kiệm khi muốn rút trước hạn thì sẽ còn nguyên gốc, nhưng số lãi thực nhận sẽ ít hơn khá nhiều (lãi có kỳ hạn luôn cao hơn lãi không kỳ hạn. Khi rút tiền trước hạn, KH chỉ được nhận lãi không kỳ hạn). Mục đích của gửi tiết kiệm là bù đắp được phần nào yếu tố lạm phát, nên 𝘵𝘪́𝘯𝘩 𝘤𝘩𝘢̂́𝘵 𝘤𝘶̉𝘢 𝘨𝘶̛̉𝘪 𝘵𝘪𝘦̂́𝘵 𝘬𝘪𝘦̣̂𝘮 𝘤𝘩𝘪̉ 𝘭𝘢̀ đ𝘦̂̉ 𝘎𝘐𝘜̛̃ 𝘛𝘐𝘌̂̀𝘕. Ngay cả câu chuyện gửi tiết kiệm lãi suất cao cũng cần lưu tâm.

BHNT là một kế hoạch tài chính trong trung và dài hạn, giúp KH kỷ luật hơn trong quản lý tài chính cá nhân, và dòng tiền chạy trong 1 HĐ BHNT tuân thủ theo 1 nguyên tắc chặt chẽ, được Bộ tài chính thông qua, trong đó, những năm đầu, đặc biệt là 3 năm đầu phải dự phòng rất nhiều các khoản chi phí. Vì vậy, khi khách hàng rút tiền sớm ngay trong 1-2 năm đầu, khách hàng sẽ không thể nhận về số gốc đã nộp, dẫn tới tranh chấp "tại sao tiền tôi rút ra không bằng tiền tôi nộp vào."

Mục đích của việc tham gia BHNT là bảo vệ thu nhập trong tương lai của khách hàng khi rủi ro xảy ra, cũng như tạo ra các khoản dự phòng giúp khách hàng hạn chế được những ảnh hưởng của biến động tài chính khi rủi ro xảy ra. Khi KH hỏi "Làm ntn để tham gia bảo hiểm có lợi nhất?", câu trả lời (vui vui) của Hương là "Mình gặp rủi ro đi." Đóng 10tr, tử vong luôn là gia đình nhận về 1-2 tỷ :-| Sau mục đích bảo vệ mới là mục đích tích lũy, gia tăng tài sản.

Khách hàng nhầm lẫn, không biết là mình tham gia BHNT nên có cảm giác như mình bị lừa. Hương không phải người trong cuộc, nhưng có thể suy đoán lỗi sai phần nhiều là do tư vấn viên. Tuy nhiên, khách hàng vẫn có đủ hành vi năng lực để đọc điều khoản, kiểm tra thông tin, tìm hiểu rồi mới ký vào hợp đồng. Khách hàng cần xem xét xem mình đã tìm hiểu và đọc điều khoản chưa?

2. Đánh tráo khái niệm giữa lãi suất cam kết và lãi suất không cam kết trong hợp đồng bảo hiểm đầu tư.

Loại hợp đồng KH tham gia là hợp đồng bảo hiểm - đầu tư. Trong đó yếu tố đầu tư là ủy thác một phần tiền của khách hàng cho các chuyên gia quản lý quỹ đầu tư thay cho khách hàng. Đầu tư thì có biến động lãi suất lên xuống theo thị trường, vì vậy không loại hình đầu tư nào có lãi suất cam kết. Các bạn có thể search thông tin Cocobay Đà Nẵng cam kết lãi suất 12%/ năm nhưng chưa đầy 1 năm đã vỡ trận. Vì vậy Hương cần xác nhận, loại hợp đồng bảo hiểm đầu tư thì lãi suất là lãi suất KHÔNG CAM KẾT.

Vậy rủi ro có không? Trong ngắn hạn thì vẫn có. Vì chuyên gia bao nhiêu năm kinh nghiệm cũng không thể dự đoán được chính xác mức độ biến động của thị trường. Năm 2020-2021, nhà đầu tư đầu tư mã nào thắng lợi mã đó. Tới năm 2022, đặc biệt 2 quý cuối năm 2022, việc đầu tư không còn đơn giản như thế. Những ai tham gia đầu tư trong năm 2022 đều nhẹ nhàng thì mất 30%, không thì 50-70% là bình thường. Đầu tư chứng khoán khó có thể đi ngược lại xu hướng chung của thị trường và nền kinh tế vĩ mô hậu Covid. Tất nhiên, việc đầu tư chứng chỉ quỹ (là 1 danh mục gồm nhiều cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng,...) đã làm giảm đi phần nào rủi ro trong ngắn hạn.

Về dài hạn, nếu đầu tư định kỳ, rủi ro về biến động thị trường nhỏ lại đáng kể. Mặt khác, tùy thuộc vào loại hình quỹ đầu tư mà mục đích đầu tư sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc đầu tư của quỹ thì rất rõ ràng và minh bạch, và thường dài hạn. Lịch sử đầu tư của quỹ Manulife trong 13 năm qua đều cho lợi nhuận TRUNG BÌNH trên 11%/năm. Nhưng không phải trong 13 năm, năm nào lãi suất cũng là 11%. Vì vậy, cần xác nhận: Uỷ thác đầu tư KHÔNG PHÙ HỢP VỚI NHÀ ĐẦU TƯ MUỐN LÃI ĐỘT BIẾN TRONG NGẮN HẠN. Vậy nên, khách hàng cũng cần xác định rõ mục đích đầu tư, mức độ chấp nhận rủi ro và nhất quán với nguyên tắc đó trước khi chấp bút ký vào hợp đồng.

3. Bản chất tham gia bảo hiểm là để bảo vệ, giảm thiểu gánh nặng tài chính khi rủi ro xảy ra. Khách hàng nên lấp đầy nhu cầu này trước nhu cầu tích lũy, đầu tư.

Bạn sẵn sàng bỏ 50k/ lần trông oto để đảm bảo oto ko bị vặt gương, mất đồ. Bạn cũng sẵn sàng bỏ 15-20tr mỗi năm để đảm bảo xe va quệt, xước sơn, hỏng đồ có bảo hiểm hỗ trợ. Vậy chính người chủ của chiếc oto - người có khả năng kiếm ra hàng trăm cái oto thì đã có gì bảo vệ? Hương cần xác nhận: Khách hàng sẽ mất phí để bán rủi ro của khách hàng cho công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm không phải đơn vị từ thiện, nên khi tham gia bảo hiểm, khách hàng sẽ đương nhiên mất phí (phí ban đầu, phí rủi ro, phí quản lý hợp đồng...).

Cuối cùng, về mặt vĩ mô, các khách hàng tham gia BHNT qua SCB bị rơi vào tình huống này cũng cần bình tĩnh. Cục quản lý giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính, các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng cần vào cuộc xử lý sớm để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng, đồng thời bảo vệ uy tín cho ngành bảo hiểm nhân thọ, cho Manulife và các tư vấn viên đang hoạt động chuyên nghiệp và minh bạch.

Các khách hàng có hợp đồng Manulife (dẫu không do Hương chăm sóc) có thể inbox Hương để xem lại hợp đồng nếu cần.

Tham khảo:

Điều 18 - các khoản phí, sản phẩm Món quà tương lai (trang 18, Quy tắc và điều khoản Sản phẩm Bảo Hiểm Liên Kết Đơn Vị Đóng Phí Định Kỳ (Phiên Bản 3): https://bit.ly/3HQDfec

Báo cáo thường niên quỹ liên kết đơn vị Manulife 2021 được kiểm toán độc lập bởi Big4 kiểm toán thế giới Earst & Young Vietnam: https://bit.ly/3l4fztT

Các bạn vui lòng ghi rõ nguồn hoặc share nếu thấy thông tin hữu ích.

 

 

Share this Post