Cúm A và một số lưu ý

Hôm qua, mình cho Chip đi khám ở Hồng Ngọc do sốt 39 ko hạ kèm mệt mỏi khác thường, mũi hết ngạt lại tới chảy tong tong, nhiều mũi và mũi xanh lét. Trong 18 lượt khám cuối giờ hôm qua thì có tới phân nửa là bị cúm A, và Chip ko phải ngoại lệ. Có vẻ thực sự Hà Nội đang bị dịch này, vì ngay tới thuốc Tamiflu đặc trị cúm A cũng khan hàng. Mình có mấy thông tin theo hiểu biết của một người mẹ đã từng 2 lần chăm con bị cúm A. 

1. Cúm A rất giống với sốt virus về triệu chứng. Cũng sốt cao và khó hạ sốt, cũng có thể có các triệu chứng như ho nhiều, mũi nhiều, có thể có các bội nhiễm về viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm phổi,... Khác biệt lớn nhất là triệu chứng đều ở mức nặng nề hơn. Ví dụ như Chip đều sốt quanh 39 độ khi cúm A, và rất khó hạ sốt bằng các biện pháp mẹ hay áp dụng như chườm, uống oresol, nếu có dùng thuốc hạ sốt cũng chỉ đúng 6h là sẽ tăng nhiệt độ trở lại. Hôm qua Chip dùng hạ sốt lúc 6h30 tối, tới 0h30 sáng là bắt đầu tăng phừng phừng trở lại, mẹ chườm với mục tiêu giãn thời gian dùng thuốc nhưng ko ăn thua, tới 4h30 sáng phải cho uống hạ sốt tiếp. 2 lần Chip bị cúm A đều mệt hơn, đau đầu hơn, quấy hơn, khó ngủ hơn. Tổng kết là, triệu chứng của cúm A đều gây khó chịu hơn sốt virus.

2. Khi bị cúm A, sợ nhất là biến chứng. Biến chứng của cúm A là dễ gây viêm tim, ảnh hưởng tới não và tỉ lệ tỉ vong cao hơn các loại cúm khác. Vì vậy, nhất thiết ko được chủ quan, mà phải theo dõi chặt chẽ. Có 1 biến chủng của cúm A là H1N1 rất nguy hiểm vì biến chứng nhiều, nhưng có thể phát hiện được qua xét nghiệm.

3. Khi bị sốt cao trong 24h đợt này, mình khuyên nên đi khám sớm, để nếu phát hiện ra cúm A sớm thì còn được cấp thuốc đặc trị, bệnh nhân đỡ mệt mỏi kéo dài. Xét nghiệm sẽ bao gồm xét nghiệm máu (xem có sốt virus hay sốt xuất huyết hay ko) + xét nghiệm dịch tỳ hầu (xem có cúm A hay Covid ko).

4. Nếu chắc chắn mắc cúm A, có 2 cách xử lý:

- Thể nhẹ: có thể điều trị tại nhà.

- Nhiều triệu chứng, có biến chứng: chắc chắn nên nhập viện.

Hôm qua mình muốn nhập viện cho Chip, dù ở thể nhẹ, nhưng mục tiêu nhập viện để cách ly với mọi người ở nhà, đặc biệt là thể trạng bà bị K, Choai và bố thường dễ lây bệnh do virus. Tuy nhiên hết phòng, nên đành phải điều trị ngoại trú.

5. Cúm A có thuốc đặc trị là thuốc kháng virus Tamiflu. Thuốc này uống đặc biệt hiệu quả khi phát hiện dương tính sớm (ngon nhất là trong 2 ngày đầu khi có triệu chứng). Thuốc này phải dùng khi có kê đơn của bác sĩ, và uống theo liều chỉ định về cân nặng. Ngoài ra, các loại thuốc khác chỉ xử lý về triệu chứng (vì về bản chất, cúm A vẫn là sốt virus) nên uống hay ko ko quan trọng. Chip được kê vitamin tổng hợp, xịt mũi, Aerius giảm các triệu chứng xuất tiết (như chảy mũi). Một loại thuốc được kê nhưng mẹ ko cho uống là Alphachoay kháng viêm do mẹ chưa thấy em có dấu hiệu gì của viêm nhiễm nặng.

6. Lưu ý chính khi bị cúm A là CẦN KHÁM SỚM để test cúm, dùng Tamiflu sớm nhất có thể, và nâng cao thể trạng giúp bệnh nhân mau hạ sốt (ăn nhiều cháo, uống nhiều oresol, nc cam, vitamin), các loại thuốc điều trị triệu chứng thì tùy sức chịu đựng. Quan trọng hơn, hãy tiêm phòng cúm sớm trc mỗi mùa cúm để giảm rủi ro mắc bệnh và biến chứng nếu có. Năm nay vì cả nhà quá tất bật với Covid nên xao lãng vụ này.

Ps: Chip xinh ăn mỳ Ý trong lúc chờ kết quả ở tầng 4, Hồng Ngọc Phúc Trường Minh, và mẹ rất ưng ý với dịch vụ ở đây.

 

 

 

Share this Post